178 Nguyễn Lương Bằng Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
sales@tienphat-air.com
0842883888

Hãy bảo vệ đứa trẻ mà bạn ngày đêm mong ngóng sự chào đời, chăm sóc nâng niu cả tuổi thơ ấu với bao khát khao, hoài bão về tương lai… Hãy chủ động hơn để giúp con khỏe mạnh để có sức khỏe trong môi trường ngày càng ô nhiễm!

Nội dung chính:

  • Những điều cha mẹ cần biết về bụi PM2.5 & các chất ô nhiễm trong không khí
  • Bụi mịn gây hại cho trẻ em ngay cả khi từ trong bụng mẹ như thế nào?
  • Giải pháp bảo vệ toàn diện cho trẻ em và gia đình.

 

Tạo hóa thật tuyệt vời khi mang đến với cha mẹ những đứa trẻ để gắn kết yêu thương, duy trì sự phát triển của văn minh loài người. Cả gia đình đổ dồn tình thương yêu về đứa trẻ trong bụng mẹ, điều quan trọng nhất là con luôn khỏe mạnh và an toàn chào đời.

Những bước đi đầu tiên sẽ sớm qua, cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi trẻ lớn hơn, áp lực học hành, thi cử, học các bộ môn năng khiếu chiếm trọn thời gian của đứa trẻ thơ ấu ngày nào. Song, dù cha mẹ có cố gắng chăm sóc, nâng niu đến đâu thì con cũng rất dễ bị sụt sùi ho đờm, sổ mũi, viêm phổi, nhạy cảm với thời tiết và môi trường bên ngoài …

Khói bụi, ô nhiễm môi trường khiến lớp khẩu trang mỏng manh hàng ngày không đủ để che chắn cho con, bụi mịn PM2.5 ảnh hưởng đến thể lực và sự phát triển não bộ của bé.

 

Bài viết này, đội ngũ Tiến Phát mong muốn cha mẹ có hiểu biết rõ ràng về ô nhiễm môi trường dẫn đến ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và cách bảo vệ sức khỏe non nớt của trẻ và gia đình!

 

Những điều cha mẹ cần biết về bụi PM2.5

Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường thường bắt nguồn từ hoạt động xả thải của con người trong đời sống hàng ngày, sinh hoạt và quá trình sản xuất. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi PM 2.5.

Bụi PM2.5 nhỏ bằng 1/40 sợi tóc của cha mẹ, chúng có đường kính 2.5 micromet và mắt thường của con người không có khả năng nhìn được loại bụi siêu mịn này. Chúng luôn tồn tại trong không khí và hiện diện ở khắp nơi trong ngôi nhà nhỏ của bạn, sẵn sàng tấn công vào hệ hô hấp non nớt đang hình thành của trẻ nhỏ và dễ gây tổn thương phổi với người già.

 

Cha mẹ thường bảo vệ chính mình và con cái bằng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải khi ra ngoài, tuy nhiên mọi biện pháp bảo vệ gần như không có khi ở trong nhà. Vậy nếu nhà luôn đóng cửa kín thì bụi mịn PM2.5 sinh ra từ đâu?

Bụi PM2.5 lơ lửng trong không khí vốn đã ô nhiễm bên ngoài, các hạt siêu mịn này dễ dàng xâm nhập vào không gian trong nhà qua cửa ra vào, khe cửa sổ, trên quần áo, giày dép, thú cưng khi trở về nhà, tế bào da chết… Đặc biệt, Pm2.5 có nguồn gốc ngay từ trong nhà chẳng hạn như phấn hoa, bào tử nấm mốc, mạt bụi và gián. Các hoạt động trong nhà cũng tạo ra các hạt PM, bao gồm hút thuốc lá, nấu ăn và đốt trầm, nến hoặc hương, bụi quần áo. Ngoài ra, bụi cũng có thể hình thành trong nhà từ các phản ứng phức tạp của các chất ô nhiễm dạng khí sản phẩm vệ sinh gia dụng và chất làm mát không khí.

Tìm hiểu thêm về ô nhiễm không khí trong nhà tại đây (trỏ link)

Bụi mịn gây hại cho trẻ em như thế nào?

“Số ca khám bệnh lý hô hấp ở trẻ đang gia tăng do không khí ô nhiễm, bụi mịn cao. Đặc biệt, nhiều trẻ lên cơn hen suyễn cần cấp cứu, hồi sức tích cực… vì cơ thể phản ứng với bụi ô nhiễm… Theo thống kê, có đến khoảng 10% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp, là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trong nhóm tuổi này.”

Những dòng trên là những bản tin, cảnh báo mà cha mẹ thỉnh thoảng đọc được ở đâu đó, nhưng rồi nhịp sống hiện đại khiến chúng ta lướt qua rất nhanh và có tâm lý: không sao đâu…!

Nguy hiểm hơn, bụi mịn còn ảnh hưởng tới các bé trong bụng mẹ. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian mang thai, nhau thai dễ bị nhiễm các chất độc trong không khí, bụi mịn. Dẫn đến việc thai nhi chậm phát triển, mẹ có khả năng sinh non và trẻ bị thấp bé, nhẹ cân.

Đỉnh điểm ở nước Anh, Bé Ella Kissi-Debrah, 9 tuổi được xác nhận nguyên nhân tử vong vì ô nhiễm không khí (được ghi rõ trong giấy chứng tử), đây là phán quyết đã mang tính bước ngoặt toàn cầu.

Tại Tòa án Southwark Coroner, trợ lý điều tra viên Philip Barlow cho biết: “Ô nhiễm không khí là một yếu tố góp phần quan trọng vào việc khởi phát và làm bệnh hen suyễn của cô bé thêm nghiêm trọng. Trong thời gian bị bệnh từ năm 2010-2013, bé Ella đã tiếp xúc với mức nitơ điôxít và các chất dạng hạt vượt quá mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)”.

Theo đó, nguồn gốc chính dẫn đến sự phơi nhiễm của cô bé là khí thải giao thông.

 

Vậy lối thoát nào cho không khí bẩn, cha mẹ làm gì để bảo vệ con cái và gia đình ???

  • Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố ví dụ như website iqair.com.
  • Nên hạn chế cho các con ra ngoài chơi, không vận động tập thể dục ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). Và sau mỗi khi trở về, cần rèn cho các con thói quen vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ.
  • Người lớn trong gia đình cũng nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá để bảo vệ con và gia đình, hoặc cần hút ở nơi thoáng gió, an toàn với mọi người.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống và trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
  • Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

Phải làm gì khi chất lượng không khí trong nhà đang bị phụ thuộc vào môi trường bên ngoài vốn đã vô cùng ô nhiễm. Xin mời cha mẹ tìm hiểu giải pháp chuyên sâu về lọc không khí và cấp khí tươi trong lành để nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tốt hơn cho người già, trẻ nhỏ tại đây.